Tin mới nhất






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Điều kiện tự nhiên của xã Minh Long

1. Vị trí địa lý Xã Minh Long nằm ở phía Tây Nam của huyện Hạ Lang, có tổng diện tích tự nhiên 3.941,17 ha. Trung tâm xã Minh Long cách trung tâm huyện Hạ Lang 27 km, có đường biên giáp Nước cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa dài 11,5 km. Xã Minh Long có vị trí giáp ranh sau: - Phía Bắc giáp xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh và Nước cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa. - Phía Nam giáp xã Đồng Loan và xã Lý Quốc. - Phía Đông giáp Nước cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa. - Phía Tây giáp xã Thắng Lợi và xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh.

 2. Địa hình, địa chất Địa hình xã Minh Long rất phức tạp tạo thành dạng lòng chảo đốc dần xuống phía Nam, độ cao nhất là 650m, thấp nhất là 320m, trung bình 400m so với mặt nước biển, ở khu vực giữa nằm trong trục giao lưu Tỉnh lộ 206 chạy qua. Đây là tuyến đường giao thông nối 3 huyện Quảng Hòa, Hạ Lang và Trùng Khánh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế với bên ngoài. Xã có nhiều đồi núi nên tạo điều kiện để phát triển lân nghiệp và chăn nuôi đại gia súc - xây dựng mô hình kinh tế Nông Lâm kết hợp.

3. Khí hậu Xã Minh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (mùa khô) từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm chênh lệch giữa các vùng núi đá và vùng bồn địa chỉ khoảng 2°C. Nhiệt độ trung bình năm 19,8 - 21,6°C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 - 1.600 mm, số ngày mưa trong năm là 128,3 ngày, từ tháng 11-4 rất ít mưa, lượng mưa từ 20 - 30 mm/tháng, trong khi đó lượng bốc hơi trong những tháng này rất lớn gây nên khô hạn gay gắt. Nhìn chung khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của địa phương, một số hiện tượng thời tiết cực đoan như gió xoáy, xói mòn, lũ quét... là những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp của xã.

4. Thủy văn Hệ thống thủy văn của xã tương đối phong phú, có sông Quây Sơn và có hệ thống các suối nhỏ và các khe lạch cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do địa hình của xã có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh nên khả năng khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, đồng thời dễ bị cạn kiệt nước trong mùa khô gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

5. Các nguồn tài nguyên

5.1. Tài nguyên đất

Kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng cho thấy, xã Minh Long có các loại đất chính như sau: Đất nâu đỏ trên đá Macma Bazo (Fk); Đất nâu vàng trên đá vôi; Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs); Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq); Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Lf); Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D); Đất cacsbonat (V); Đất xói mòn trơ sỏi đá (E); Núi đá vôi (Dv).

5.2. Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có sông Quây Sơn và các con suối Luộc Khểnh, Luộc Khiếu, Nà Quản, Nà Vị, Bản Đơ, Bản Khúy chảy qua. Sông Quây Sơn là ranh giới tự nhiên của xã với Nước cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa, chảy theo hướng đông nam, đoạn đi qua xã có chiều dài khoảng 10.000 m. Hệ thống suối phân bố đều trên địa bàn xã và đều có hướng chảy về phía sông Quây Sơn ở phía Bắc của xã.

Nguồn nước tự nhiên rất khan hiếm, tầng nước mặt rất ít, chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa nên khả năng đáp ứng cho sinh hoạt và canh tác sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, về cơ bản chỉ đáp ứng vào mùa mưa, mùa khô sông suối thường cạn, khai thác hạn chế.

5.3. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng năm 2022 hiện có 3.501,31 ha, chiếm 88,84% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: rừng sản xuất có 2.820,04 ha, chiếm 80,54% tổng diện tích đất
lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ 681,27 ha, chiếm 19,46 % tổng diện tích đất lâm nghiệp; Tuy nhiên thảm thực vật tự nhiên Minh Long có trữ lượng không cao, phân bố không đều trên toàn lãnh thổ, các vùng rừng tập trung chủ yếu ở những nơi hiểm trở. Các quần thể thực vật ở xã phân bổ theo các độ cao khác nhau, trữ lượng gỗ rất nhỏ.

5.4. Tài nguyên khoáng sản

Theo các tài liệu thăm dò, đánh giá tài nguyên khoáng sản, cho thấy xã Minh Long có mỏ đá Lũng Đa Trên với diện tích 28.154 m², trữ lượng 242.428 m³.

5.5. Các ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu và môi trường và các hệ sinh thái.
Trong những năm gần đây biến đổi khí hậu đã thể hiện rõ ở nhiều hình thái thời tiết tác động đến trái đất và ảnh hưởng đến nhiều nơi trên thế giới. Tình hình thiên tai diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân. Nền tảng kinh tế - xã hội của xã thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nguồn lực đầu tư nhất là về hạ tầng kinh tế - xã hội còn ít. Một số cơ chế chính sách của Nhà nước chậm ban hành, chưa đồng bộ, thiếu tính ổn định, thống nhất, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để chủ động ứng phó với các thiên tai có thể sảy ra, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã chủ động phân công, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các ngành, đoàn thể, các xóm thường xuyên kiểm tra, rà soát các điểm xung yếu, cảnh báo cho nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời. Tuy nhiên trong năm do diễn biến thời tiết phức tạp, hạn hán kéo dài đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của người dân. UBND xã đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể kiểm tra tình hình những điểm có nguy cơ sạt lở cao ở các xóm. Qua những vấn đề nêu trên cho thấy, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp; đất giao thông và đất ở. Để đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu cần có một chiến lược lâu dài. Tuy nhiên trước mắt chúng ta cần đưa ra được phương hướng sử dụng đất hợp lý, chuyển đổi diện tích nông nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai sang các mục đích sử dụng khác hợp lý, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần bố trí quỹ đất dự phòng và chủ động phòng chống thiên tai, bão lũ, hạn chế những tác động của biến đổi khi hậu xảy ra trong quá trình sử dụng đất. 5.5.1. Tác động của BĐKH tới lĩnh vực nông nghiệp Hiện nay, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Khi nhiệt độ, tính biển động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Trong năm đợt mưa to, gió lốc đã làm thiệt hại hoa màu của một số hộ dân (thiệt hại 0.35 ha). Sự bất thường của chu kỳ sinh khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác. 5.5.2. Tác động của BĐKH tới tài nguyên ĐDSH rừng Nhiệt độ tăng, còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà kính và làm gia tăng BĐKH. 5.5.3. Tác động của BĐKH tới tài nguyên đất Trong thời gian gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do sức ép dân số, và bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Hiện tượng xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa và ô nhiễm nông nghiệp ngày càng gia tăng. Dưới tác động của BĐKH, làm mất đi nơi ở của cư dân và phần đất màu mỡ nhất cho sản xuất nông nghiệp sẽ là thách thức lớn. Thiên tai, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bồi lắng lòng dẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. 5.5.4. Tác động của BĐKH tới sức khỏe BĐKH gây ra tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán (10 hộ dân bị tốc mái fibro xi măng và vỡ ngói,01trường TH-MN bị tốc mái lợp nhựa sân khấu, 01 họp xóm và 01 nhà Thổ cô tốc mái fibro xi măng và vỡ ngói)... Do nhiều bệnh sẽ gia tăng dưới tác độ la sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh, nhất là các bệnh truyền qua vật tru an như sốt rét (do muỗi truyền), sốt xuất huyết (muỗi)và các bệnh khác (s nh dưỡng, bệnh về phổi...). Những bệnh này đặc biệt ảnh hưởng lớn tới c ông kém phát triển, và có tỷ lệ đói nghèo cao.

5.5.5. Tác động của BĐKH tới cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng ở đây được hiểu là những công trình xây dựng thuộc tất ác lĩnh vực của đời sống và sản xuất như xây dựng, năng lượng, giao thông v á, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. BĐKH sẽ tác động tới tính tiện ng nh hữu dụng, sức chịu tải, độ bền, độ an toàn của các công trình được thiết kế

6. Đánh giá điều kiện tự nhiên

Lợi thế:


- Xã Minh Long có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, cách trung tâm hu hoảng 27 km dọc theo đường Quốc lộ 4A, tỉnh lộ 206 đã được đầu tư xây du ảm bảo giao thông suốt tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, phát riển kinh tế - xã hội.

- Là một xã vùng cao chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp. Với các c điện về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với phát triển và sinh trưởng của nhiều ây trồng, phát triển rừng và chăn nuôi.


- Trong những năm qua kinh tế - xã hội của xã đã có chuyển biến rõ rệt. hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được xây dựng bước đầu và đã phát huy hiệu c
Nhân dân và hệ thống chính trị xã hội vững mạnh và luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong quá trình phát triển kinh tế. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Đây là điều kiện th
lợi để phát triển một nền kinh tế bền vững.

Hạn chế:

- Quỹ đất để phát triển xây dựng khá hạn chế do địa hình đồi núi chiến lệ lớn, hiện tượng lũ quét, sạt lở đất thường xảy ra trong mùa mưa lũ, gây nh thiệt hại về tài sản, mất ổn định về đời sống của nhân dân trong vùng.


- Toàn bộ đất canh tác của xã là đất nương rẫy có độ dốc lớn, có xen nhiều đá, canh tác phải phụ thuộc vào thời tiết do nguồn nước mặt và nu ngầm trên địa bàn xã rất hạn chế. Đây cũng là một khó khăn lớn đối với Minh Long - một xã phát triển kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp.

- Toàn bộ đất canh tác của xã là đất nương rẫy có độ dốc lớn, có xen nhiều đá, canh tác phải phụ thuộc vào thời tiết do nguồn nước mặt và nu ngầm trên địa bàn xã rất hạn chế. Đây cũng là một khó khăn lớn đối với Minh Long - một xã phát triển kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp.